Chữa thoái hóa cột sống bằng lá lốt

September 15, 2020 5:16 PM

Chữa thoái hóa cột sống bằng lá lốt được nhiều người bệnh quan tâm và sử dụng. Bài viết hôm nay, bác sĩ Hồng Yến sẽ chia sẻ những bài thuốc từ cây lá lốt hiệu quả nhất.

Lá lốt chữa thoái hóa cột sống có hiệu quả không?

Lá lốt có tên khoa học là piper lolot C.DC, họ hồ tiêu, là loài thân thảo được sử dụng trong chế biến món ăn và làm dược liệu chữa bệnh. Tất cả các các bộ phận của cây đều sử dụng được nhưng tốt nhất là lá cây.

Theo y học cổ truyền, lá lốt có tính ấm, vị cay, có nhiều tinh dầu, mùi thơm, có tác dụng giảm đau nhức xương khớp do thoái hóa cột sống, gai cột sống, thoát vị đĩa đệm… Bên cạnh đó, lá lốt còn có tác dụng chữa trị rối loạn tiêu hóa, tê chân tay… an toàn và hiệu quả.

Y học hiện đại đã chứng minh lá lốt chứa hoạt chất alkaloid, tinh dầu có chứa β-caryophyllene, có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giảm đau. Lá lốt có thể giảm đau, kháng viêm do bị thoái hóa cột sống, chữa trị các bệnh viêm về răng miệng cấp tính…

Như vậy, có thể thấy lá lốt có chứa các thành phần có tác dụng chữa trị thoái hóa cột sống hiệu quả. Tuy nhiên, hiệu quả của phương pháp này phụ thuộc mức độ bệnh, tình trạng sức khỏe và cơ địa của mỗi người.

Cách chữa thoái hóa cột sống bằng lá lốt

Sử dụng lá lốt để chữa bệnh có nhiều cách, trong đó có các cách thông dụng sau:

Nước lá lốt

Người bệnh hàng ngày sắc nước lá lốt uống đều đặn, sau một thời gian tình trạng đau nhức do bệnh gây ra cải thiện rõ rệt.

Để tăng hiệu quả trị bệnh của lá lốt, người bệnh có thể kết hợp với các vị thuốc khác như ngải cứu, đinh lăng, cây trinh nữ, gừng…..

Lá lốt, cỏ xước, cây xấu hổ

Vị thuốc: Lá lốt, rễ ngải cứu, rễ cỏ xước, thân cây xấu hổ (cây trinh nữ), gừng, cam thảo liều lượng vừa đủ.

Thực hiện: Rửa sạch tất cả các vị thuốc trên, để ráo nước sau đó đem thái nhỏ rồi phơi khô. Sau đó, sắc các vị thuốc với nước. Chắt lấy nước thuốc uống. Uống đều đặn hàng ngày. Sau khoảng 5 – 7 ngày, các cơn đau nhức do thoái hóa cột sống thuyên giảm hẳn.

Lá lốt, đinh lăng

Vị thuốc: Lá và rễ cây lá lốt, cây xấu hổ và lá đinh lăng.

Thực hiện: Rửa sạch các vị thuốc trên, để ráo nước rồi thái nhỏ, đem sao vàng lên rồi phơi khô. Sau đó, cho các nguyên liệu này vào ấm sắc cùng với nước sạch. Chắt lấy nước thuốc uống trong ngày. Uống đều đặn mỗi ngày, liên tục trong 7 ngày, sau đó nghỉ 1 tuần rồi lại tiếp tục uống 7 ngày. Sau một thời gian, các triệu chứng thoái hóa cột sống dần biến mất.

Cách chữa này còn giúp chữa đau nhức mỏi chân tay, phong thấp, ra mồ hôi tay rất hiệu quả. Tuy nhiên, nước thuốc có vị đắng, khó uống.

Đắp lá lốt

Đắp trực tiếp lá lốt vào vùng cột sống bị thoái hóa giúp người bệnh giảm đau nhức, dễ chịu hơn nhanh chóng.

Nguyên liệu: 100g lá lốt tươi, 100g ngải cứu tươi và 1 nắm muối hạt

Thực hiện: Lá lốt và ngải cứu đem rửa sạch, để ráo nước. Sau đó, cho vào chảo sao nóng với muối hạt. Cho hỗn hợp vào túi vải sạch, mỏng rồi đắp lên vị trí da bị đau nhức do thoái hóa. Khi hỗn hợp hết nóng có thể bỏ ra sao nóng lại. Đắp đều đặn 15 – 30 phút/lần và mỗi tuần thực hiện đắp 3 – 4 lần. Kiên trì áp dụng, sau một thời gian, người bệnh sẽ cảm thấy dễ chịu, các cơn đau nhức cũng không còn xuất hiện.

Bài thuốc kết hợp lá lốt, ngải cứu, cỏ xước và cây xấu hổ

Ngải cứu được sử dụng lâu đời để chữa các bệnh về xương khớp bởi chúng có tác dụng chống oxy hóa, kháng khuẩn, chống viêm. Ngải cứu được chế biến thành các món ăn hỗ trợ thần kinh, xương khớp,... Cỏ xước là vị thuốc quý trong dân gian với nhiều công dụng chữa viêm gan, viêm thận, đau xương khớp.

Chuẩn bị thân cây xấu hổ, cây ngải cứu, cây cỏ xước, cây lá lốt, gừng và cam thảo. Rửa các thảo dược, cắt nhỏ và sao vàng. Cho tất cả vào sắc nước uống hằng ngày, có thể thêm cam thảo để thêm vị ngọt, dễ uống. Sử dụng hằng ngày sẽ thấy công dụng chữa thoái hóa đốt sống cổ kỳ diệu của bài thuốc này.

Đắp lá lốt cùng ngải cứu và cây chó đẻ

Cây chó đẻ là một loại thuốc nam quý, có tính mát, vị hơi ngọt đắng, có tác dụng chống viêm, giảm đau. Theo nghiên cứu, cây chó đẻ có tính giảm đau mạnh gấp 4 lần so với indomethacin và gấp 3 lần so với morphin.

Chuẩn bị mỗi dược liệu 300g, rửa sạch các vị thuốc, đem giã nát hoặc xay nhuyễn. Sau đó cho hỗn hợp vào đun chín, khi hỗn hợp đã chín cho vào vải và chườm lên phần cổ bị đau. Sử dụng mỗi ngày 1 lần trước khi đi ngủ,  sau 1 tuần sẽ có hiệu quả đáng kể.

Chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng lá lốt và sữa bò

Sữa bò và các sản phẩm từ sữa là nguồn dinh dưỡng cung cấp canxi, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Chuẩn bị 300ml sữa bò tươi và 1 nắm lá lốt to.

Cách sử dụng: Rửa sạch lá lốt, xay nhuyễn và lọc lấy nước. Hòa lá lốt cùng sữa bò và chia làm 2 lần uống sáng và tối. Lưu ý uống sữa khi còn nóng, uống liên tục trong 1 tuần để thấy hiệu quả.

Mẹo dân gian trị thoái hóa đốt sống cổ từ lá lốt, cỏ xước và cây dền gai

Chuẩn bị 30g lá lốt, cỏ xước, rau dền gai mỗi loại, 50g chìa vôi và 30g tầm gửi. Đun nước cỏ xước và chìa vôi, tầm gửi cùng 2 lít nước. Thêm lá lốt, dền gai vào đun khoảng 3-5 phút rồi tắt bếp. Đợi nguội và uống hằng ngày thay nước.

Món ăn từ lá lốt chữa thoái hóa cột sống

Bên cạnh các cách sử dụng lá lốt chữa thoái hóa cột sống trên, người bệnh có thể dùng lá lốt trong chế biến món ăn cũng sẽ giúp giảm đau nhức hiệu quả. Cách này còn giúp bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể lại dễ sử dụng, đem lại cảm giác ngon miệng cho người bệnh. Dưới đây là hai món ăn sử dụng lá lốt hỗ trợ điều trị thoái hóa cột sống được nhiều người yêu thích:

Trứng rán lá lốt

Nguyên liệu: Trứng gà 4 quả, lá lốt 100g và gia vị

Cách chế biến: Lá lốt rửa sạch, để ráo nước rồi thái thành khúc nhỏ. Trứng đập vào bát khuấy đều lên, sau đó cho lá lốt thái nhỏ vào, nêm gia vị vừa ăn rồi khuấy đều. Cho chảo lên bếp, đổ dầu vào chảo đợi dầu sôi, sau đó cho trứng vào rán.

Ăn trứng rán lá lốt với cơm, nên ăn khi còn nóng sẽ ngon miệng hơn.

Thịt bò xào lá lốt

Nguyên liệu: Lá lốt 100g, thịt bò 100g và gia vị

Cách chế biến: Rửa sạch lá lốt, thịt bò sau đó để ráo nước.Thịt bò thái lát rồi đem ướp với gia vị. Sau đó, cho thịt bò vào xào, khi thịt bò chín thì cho lá lốt vào đảo đều lên rồi nên nếm gia vị vừa ăn, tắt bếp. Ăn thịt bò xào lá lốt với cơm.

Khi áp dụng cách chữa thoái hóa cột sống bằng lá lốt người bệnh cần chú ý chỉ nên áp dụng khi bệnh ở giai đoạn đầu vẫn còn nhẹ, chưa có biến chứng. Cần phải kiên trì mới cho hiệu quả tốt nhất.

Xem thêm: Cách chữa thoái hóa cột sống bằng dân gian

Nguồn tham khảo: https://indembassy.com.vn/chua-thoai-hoa-cot-song-bang-la-lot/

Tác giả: Bác sĩ Hồng Yến

Bác sĩ Hồng Yến tên đầy đủ là Nguyễn Thị Hồng Yến sinh ngày 18/6/1969 tại Văn Bình, Thường Tín, Hà Nội. Tốt nghiệp Khoa Y học cổ truyền – Đại học Y Hà Nội (Lớp P35 E3) năm 1993, nguyên là Giảng viên chính, bác sĩ YHCT tại Học viện Y dược học cổ truyền.