Chữa viêm loét dạ dày bằng thuốc nam có hiệu quả không?

September 15, 2020 11:21 AM

Chữa viêm loét dạ dày bằng thuốc nam là một trong những cách chữa được nhiều người bệnh quan tâm hiện nay. Vì bài thuốc nam sử dụng nguyên liệu tự nhiên rất lành tính, chi phí thấp, dễ dàng sử dụng, không gây tác dụng phụ. Bài viết hôm nay, bác sĩ Hồng Yến sẽ chia sẻ những bài thuốc nam chữa bệnh viêm loét dạ dày hiệu quả.

Chữa viêm loét dạ dày bằng thuốc nam có hiệu quả không?

Các bài thuốc nam chữa viêm loét dạ dày chủ yếu sử dụng các thảo dược tự nhiên nên khá lành tính và an toàn nếu được dùng đúng cách. Người bệnh có thể áp dụng trong thời gian dài mà không lo gặp tác dụng phụ như khi điều trị bệnh bằng thuốc tân dược.

Thuốc nam điều trị bệnh dựa trên nguyên lý bảo toàn thông qua việc bổ sung các hoạt chất kháng viêm, khử khuẩn, giảm đau tự nhiên sẵn có trong cây thuốc để cải thiện triệu chứng bệnh viêm loét dạ dày, đồng thời thúc đẩy quá trình hồi phục vết loét. Do có nguồn gốc từ tự nhiên nên thuốc nam cho tác dụng chậm, giúp đẩy lùi bệnh một cách từ từ và đòi hỏi phải áp dụng trong thời gian dài chứ không cho hiệu quả tức thì như thuốc tây. Người bệnh cần phải kiên trì áp dụng trong vài tháng hoặc có khi lên đến vài năm. Thời gian điều trị dài hay ngắn còn tùy thuộc vào cơ địa, mức độ viêm loét của dạ dày.

Với tính chất này, việc sử dụng cây thuốc nam chữa viêm loét dạ dày dường như chỉ phù hợp để áp dụng trong giai đoạn bị bệnh nhẹ, vết loét chưa quá nghiêm trọng. Trường hợp bị viêm loét dạ dày nặng, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được điều trị nhằm không chế tốt bệnh, tránh gặp phải các biến chứng nguy hiểm.

Để đẩy nhanh hiệu quả của các bài thuốc nam chữa viêm loét dạ dày, trong quá trình điều trị người bệnh cần lưu ý:

  • Kết hợp sử dụng thuốc theo đơn bác sĩ hoặc các phương pháp điều trị y khoa khác như châm cứu, bấm huyệt… Tuy nhiên một số cây thuốc nam có thể tương tác làm giảm tác dụng của thuốc tân dược nên người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ, thầy thuốc trước khi phối hợp trị liệu.
  • Điều chỉnh lối sống cho khoa học, lành mạnh. Tránh hút thuốc lá hoặc uống bia rượu. Ngủ sớm, đủ giấc và đúng giờ. Không để thần kinh bị căng thẳng quá mức.
  • Trong chế độ ăn uống hàng ngày, chú ý ăn chín, uống sôi. Bổ sung đủ nước cho cơ thể, tăng cường chất xơ và các thực phẩm chứa nhiều omega 3 trong khẩu phần ăn. Hạn chế tiêu thụ các thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ muối chua, thực phẩm đóng hộp, đồ ngọt, sữa, gia vị cay nếu không muốn các dấu hiệu bệnh viêm loét dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn.

Những bài thuốc nam chữa viêm loét dạ dày

Bài thuốc từ cây dạ cẩm

Đây là một vị thuốc nam được dùng làm thuốc dạ dày rất phổ biến trong dân gian.

Cây nhỏ, dạng dây, lá mọc đối xứng, hoa màu vàng. Theo kinh nghiệm dân gian, thường dùng ngọn, lá non và thân phơi khô làm thuốc. Rễ ít được dùng vì có tính dược thấp hơn lá và thân. Dạ cẩm giúp giảm đau dạ dày, do trung hoà được lượng axit trong dạ dày, có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm dạ dày (bớt ợ chua, giúp liền vết loét).

Cách chế thuốc:  Lấy 20-25g lá và ngọn khô, sắc với 1 lít nước, đun sôi và duy trì đun nhỏ lửa thêm khoảng 10 phút cho thuốc ngấm là có thể dùng được. Khi uống thêm 2 thìa cà phê mật ong cho dễ uống và tăng cường hiệu quả điều trị bệnh dạ dày. Chắt nước chia 3 lần uống trong ngày. Uống trước bữa ăn 20 phút hoặc uống vào lúc đau.

Bài thuốc từ cây khôi tía

Khôi tía là cây thân mềm, mọc thẳng, có thể cao tới đầu người. Lá dài, mặt trên màu xanh, mặt dưới màu tím và có lông nhỏ mịn nên còn được gọi là cây khôi nhung.

Cây này thường chỉ dùng lá để làm thuốc điều trị bệnh viêm loét dạ dày. Có thể nói đây là một trong những cây thuốc nam điều trị các thể bệnh dạ dày tốt nhất hiện nay.

Lá khôi tía có tác dụng trung hòa, làm giảm tiết acid dịch vị, làm se vết loét dạ dày, là một lựa chọn hàng đầu cho những bệnh nhân viêm loét dạ dày hiện nay

Bài thuốc từ cây khôi tía:

  • Lá khôi tía (30g)
  • Lá Bồ công anh (20g)
  • Lá Khổ sâm (10g)

Các vị thuốc đem rửa sạch, đun với 1,5 lít nước, đun sôi nhỏ lửa khoảng 15 phút cho thuốc ngấm. Uống nước thuốc trước bữa ăn khoảng 15 đến 20 phút, hiệu quả nhất là uống vào buổi sáng khi còn đói. Uống liên tục 10 ngày sau đó nghỉ 3 ngày, duy trì xoay vòng cách trên cho tới khi khỏi hẳn thì thôi.

Bài thuốc từ mía và gừng tươi

Điều trị ợ hơi, ợ chua, trào ngược dạ dày bằng bài thuốc từ mía và gừng tươi rất hiệu quả:

  • Dùng 500ml nước mía và 250ml nước ép gừng ta tươi.
  • Trộn đều 2 thứ nước với nhau. Sau đó chia đều uống lúc ấm (chỉ đun lên cho sủi tăm dưới đáy, không được đun nóng quá), Dùng 3 lần/ngày.
  • Nếu đang lên cơn trào ngược, thượng vị nóng , uống sau khoảng 5 đến 10 phút sẽ  thấy dịu.
  • Uống trong vòng từ 5 đến 10 ngày hoặc lâu hơn, cho tới khi khỏi hẳn.

Chữa viêm loét dạ dày bằng thuốc nam từ cây chè dây

Cây chè dây còn được gọi là bạch liễm – một loại cây dây leo được tìm thấy nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta. Trong vòng vài năm trở lại đây, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học được thực hiện để tìm hiểu về tác dụng của loại thảo dược này.

Thử nghiệm lâm sàng cho thấy, chiết xuất từ dây leo có khả năng trung hòa axit, giảm lượng axit dư thừa trong dạ dày, làm nhanh lành vết loét. Đồng thời thảo dược này còn có tác dụng ức chế và tiêu diệt vi khuẩn Hp – thủ phạm phổ biến gây bệnh viêm loét dạ dày.

Ngày nay, cây thuốc nam này được bán khá phổ biến dưới dạng phơi khô hoặc trà túi lọc. Cách sử dụng cây chè dây chữa viêm loét dạ dày như sau:

  • Chuẩn bị: 10 – 15g lá chè dây tươi
  • Cách sử dụng: Dùng lá chè dây phơi khô, sao vàng. Khi sử dụng cho vào ấm hãm với 100ml nước sôi. Để khoảng 15 phút cho nước trong lá tiết hết ra nước có thể rót ra uống dần. Áp dụng trong khoảng 2 – 3 tuần liên tục để cải thiện các triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày

Trường hợp sử dụng chè dây ở dạng túi lọc người bệnh có thể pha uống 2 túi mỗi ngày. Tuy nhiên nếu bị bệnh do vi khuẩn Hp thì có thể tăng liều lên khoảng 4 túi.

Chữa viêm loét dạ dày bằng cây nhọ nồi

Cỏ nhọ nồi cũng là một trong những cây thuốc nam chữa viêm loét dạ dày đang được sử dụng phổ biến hiện nay. Y học cổ truyền ghi nhận, nhọ nồi có vị chua ngọt, tính lương, có khả năng đi vào các kinh Can, Thận giúp giải độc, cầm máu, làm mát máu, ngăn ngừa hiện tượng xuất huyết ở vết loét trong dạ dày.

Nghiên cứu về thành phần của cây cỏ nhọ nồi, các nhà khoa học cũng ghi nhận nhiều hợp chất có lợi cho sức khỏe như tanin, carotene hay flavonozit. Những chất này có tác dụng chống oxy hóa, kháng viêm, làm bề mặt vết loét trong dạ dày nhanh khô se và có tốc độ hồi phục nhanh hơn.

Cách 1: Uống nước cây nhọ nồi

  • Chuẩn bị: 1 nắm lá cỏ nhọ nồi
  • Cách sử dụng: Rửa sạch dược liệu đã chuẩn bị, ngâm với nước muối pha loãng 15 phút để đảm bảo khử sạch vi khuẩn và ký sinh trùng. Thái nhỏ lá nhọ nồi rồi đem xay nhuyễn với 1 ly nước đun sôi để nguội. Cuối cùng lọc lấy nước cốt chia uống làm 2 lần trong ngày.

Cách 2: Chữa viêm loét dạ dày chảy máu

  • Chuẩn bị: Cây nhọ nồi (50g), 4 quả táo tàu khô, bạch cập ( 25g) và quốc lão ( 15g)
  • Cách sử dụng: tất cả đem sắc với nửa lít nước đến khi cạn còn 300ml. Gạn thuốc sắc chia đều làm 2 phần uống hết trong ngày. Dùng sau các bữa ăn trưa và tối khoảng 30 phút là tốt nhất.

Chữa viêm loét dạ dày bằng bài thuốc nam từ cây dạ cẩm

Cây dạ cẩm sử dụng lá, ngọn non hoặc rễ làm thuốc chữa bệnh. Toàn thân cây có chứa các thành phần hóa học như Saponin, Tanin, Alcaloid hay Anthraglycosid. Những chất này thể hiện rõ khả năng kháng khuẩn đối với một số chủng vi khuẩn gây bệnh, đồng thời giúp giảm lượng axit dư thừa, cải thiện tình trạng ợ chua và làm tổn thương trong dạ dày nhanh khô se.

  • Chuẩn bị: Ngọn và lá dạ cẩm số lượng lớn
  • Cách sử dụng: Đem dược liệu đã chuẩn bị rửa sạch, phơi khô, đóng vào túi ni lông dùng dần. Để trị viêm loét dạ dày, mỗi ngày lấy 20g đem nấu cùng 500ml, đun sôi trên lửa nhỏ khoảng 20 phút là được. Gạn thuốc ra, để nguội, chia uống trước các bữa ăn sáng, trưa và tối khoảng 20 phút.

Chữa viêm loét dạ dày bằng cây trầu không

Lá trầu không là vị thuốc nam có tính ấm, có khả năng sát trùng, tiêu viêm, khử khuẩn. Dược liệu này được đông y sử dụng để trị viêm da, khó tiêu, bệnh trĩ, nhiễm trùng phụ khoa, hôi nách và cả bệnh viêm loét dạ dày.

Nghiên cứu hiện đại cũng phát hiện trong lá trầu chứa nhiều tinh dầu, bao gồm chủ yếu các thành phần là tanin và betel phenol. Đây là hai hợp chất quý có tác dụng tích cực trong việc tiêu diệt vi khuẩn gây viêm loét dạ dày và thúc đẩy quá trình hồi phục của vết loét.

  • Chuẩn bị: 1 nắm lá trầu
  • Cách sử dụng: Rửa sạch lá trầu rồi vò nhẹ cho lá hơi nát. Bỏ vào ấm hãm với nước sôi tương tự như pha trà. Gạn ra uống 2 – 3 lần mỗi ngày trong vòng 1 tháng liên tục để nâng cao chức năng tiêu hóa, giúp bệnh tình được cải thiện rõ rệt.

Bài thuốc trị bệnh viêm loét dạ dày từ cây lược vàng

Phân tích thành phần của cây lược vàng, các nhà nghiên cứu thu được nhiều hoạt chất sinh học như steroid hay flavonoid. Chúng hoạt động tương tự như một loại thuốc kháng viêm giúp chữa lành các tổn thương trong dạ dày và làm giảm các triệu chứng bệnh có liên quan đến viêm loét dạ dày.

Với những tác dụng này, cây lược vàng được dân gian sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh đau dạ dày, viêm loét dạ dày cấp và mãn tính.

Cách 1: Dùng lá lược vàng hãm nước sôi

  • Chuẩn bị: 1 nắm lá lược vàng
  • Cách sử dụng: Rửa sạch lá với nước muối rồi thái nhỏ, bỏ vào bình thủy tinh. Đổ ngập nước sôi vào, vặn nắp lại cho chặt và ủ trong 12 giờ. Chia uống nhiều lần trong ngày cho hết.

Cách 2: Nhai lá tươi

  • Chuẩn bị: 4 – 5 lá lược vàng tươi
  • Cách sử dụng: Rửa sạch lá và cho vào miệng nhai chung với vài hạt muối ăn. Nuốt nước từ từ, có thể nuốt cả bã nếu được.

Xem thêm: Chữa viêm loét dạ dày tại nhà

Tác giả: Bác sĩ Hồng Yến

Bác sĩ Hồng Yến tên đầy đủ là Nguyễn Thị Hồng Yến sinh ngày 18/6/1969 tại Văn Bình, Thường Tín, Hà Nội. Tốt nghiệp Khoa Y học cổ truyền – Đại học Y Hà Nội (Lớp P35 E3) năm 1993, nguyên là Giảng viên chính, bác sĩ YHCT tại Học viện Y dược học cổ truyền.