Viêm loét dạ dày ăn sữa chua được không?

August 31, 2020 4:54 PM

Viêm loét dạ dày ăn sữa chua được không là một trong những câu hỏi được rất nhiều người bệnh quan tâm. Bài viết hôm nay, bác sĩ Hồng Yến sẽ giải đáp thắc mắc này và chia sẻ chi tiết để mọi người có thể hiểu hơn.

Bị viêm loét dạ dày ăn sữa chua được không?

Sữa chua là nguồn thực phẩm dinh dưỡng tốt cho người bị viêm loét dạ dày. Bởi vì:

  • Thành phần     sữa chua chứa nhiều lactobacillus acidophilus giúp cân bằng vi khuẩn trong     đường tiêu hóa, hạn chế sự phát triển vi khuẩn H.Pylori làm hại dạ dày.
  • Axit     lactic trong sữa chua tác dụng với canxi cazeinat tạo ra axit cazeinic và     canxi lactat giúp kiềm chế sự phát triển của vi khuẩn, thúc đẩy hoạt động     của hệ tiêu hóa.
  • Vi khuẩn     lên men trong sữa chua kết hợp với một số dưỡng chất khác tạo nên enzym     proteaza thủy phân protein thành các axit amin nhằm kìm chế sự phát triển     của vi khuẩn gây men thối trong ruột.
  • Kháng sinh     tự nhiên interferon gamma được sinh ra bởi một số vi khuẩn có lợi trong sữa     chua giúp đường ruột chống lại các tác nhân gây bệnh, từ đó tăng cường hệ     miễn dịch.

Nghiên cứu cho thấy, việc sử dụng sữa chua đúng cách và trong thời gian dài giúp người giảm nồng độ cholesterol trong máu và hạ huyết áp, hỗ trợ giảm cân,đẹp da, tăng cường hệ miễn dịch và đặc biệt là tốt cho hệ tiêu hóa.

Do đó, sữa chua không có hại cho dạ dày, mà còn có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày, chống lại bệnh tật.

Tuy nhiên, các bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa khuyến cáo, sữa và sữa chua tốt cho người bị viêm loét dạ dày nhưng cần được dùng đúng cách. Việc lạm dụng hoặc dùng sai cách các loại thực phẩm này có thể gây phản ứng ngược, khiến bệnh tình ngày càng trầm trọng hơn.

Xem thêm:

Viêm loét dạ dày ăn sữa chua sao cho đúng cách?

Khi sử dụng sữa và sữa chua hỗ trợ điều trị và phòng ngừa viêm loét dạ dày,người bệnh cần lưu ý:

Việc ăn quá nhiều sữa chua có thể khiến dạ dày tăng tiết dịch axit làm tình trạng viêm loét trở nên nghiêm trọng hơn:

Ăn sữa chua thế nào cho đúng cách:

  • Tuyệt     đối không ăn sữa chua khi bụng đói do dễ gây kích thích niêm mạc dạ dày
  • Chỉ nên     ăn 250 – 500g sữa chua/ngày để tránh gây tăng cân
  • Nên ăn     sữa chua 1 – 2 tiếng sau khi ăn bữa chính
  • Không     ăn kèm sữa chua cùng các đồ dầu mỡ vì có thể gây rối loạn tiêu hóa
  • Không     hâm nóng sữa chua vì có thể khiến lợi khuẩn bị tiêu diệt
  • Không     ăn sữa chua quá lạnh, chỉ ăn ở nhiệt độ vừa phải
  • Trẻ     dưới 10 tuổi cần ăn sữa chua chuyên dụng, không dùng chung sữa chua của     người lớn

Ai không nên ăn sữa chua:

  • Người     bị trào ngược dạ dày, mắc hội chứng kích thích đường ruột
  • Trẻ em     dưới 1 tuổi không nên ăn sữa chua.
  • Người     bị tiểu đường, viêm gan, viêm tụy, sơ cứng động mạch…

Khi lựa chọn sữa chua, người bệnh nên lưu ý:

  • Đọc kỹ     thành phần có trong sữa chua
  • Lựa     chọn sữa chua ít đường phụ gia nhất
  • Nên     chọn sữa chua có nguồn gốc từ Hy Lạp
  • Sữa     chua hữu cơ tốt cho sức khỏe
  • Sữa     chua ít béo, nhiều béo đều tốt cho sức khỏe
  • Chỉ số     probiotics có trong sữa chua

Nguồn: indembassy.com.vn

Tác giả: Bác sĩ Hồng Yến

Bác sĩ Hồng Yến tên đầy đủ là Nguyễn Thị Hồng Yến sinh ngày 18/6/1969 tại Văn Bình, Thường Tín, Hà Nội. Tốt nghiệp Khoa Y học cổ truyền – Đại học Y Hà Nội (Lớp P35 E3) năm 1993, nguyên là Giảng viên chính, bác sĩ YHCT tại Học viện Y dược học cổ truyền.