Đau lưng có nên đi bộ không là vấn đề đang được rất nhiều người bệnh quan tâm. Bài viết hôm nay, bác sĩ Hồng Yến sẽ giải đáp vấn đề này và đưa ra lời khuyên.
Câu hỏi khi bị đau lưng có nên đi bộ được rất nhiều người bệnh băn khoăn và thắc mắc. Nhiều người thường cho rằng khi mắc phải những bệnh liên quan tới cột sống thì tốt hơn hết là nên hạn chế vận động và nằm nghỉ ngơi sẽ tốt hơn. Nhưng điều này hoàn toàn không đúng bởi lẽ nó sẽ khiến cho tình trạng đau thêm phần nặng hơn.
Đúng là người mắc bệnh cột sống thì nên dành thời gian để nghỉ ngơi, tuy nhiên vận động nhẹ nhàng, tập thể dục đúng cách theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa mới là giải pháp hoàn hảo giúp hạn chế hiện tượng co cứng có thể xảy ra.
Các bài tập chữa đau lưng và đặc biệt là đi bộ được biết tới là một trong những môn thể thao có tác dụng rất tốt với sức khỏe,hơn nữa thực hiện lại dễ dàng. Với người đang bị đau thì việc đi bộ sẽ giúp cơ bắp tăng cường thêm sự dẻo dai, những khớp xương được vận động một cách nhẹ nhàng, hơn nữa nó còn làm giải tỏa áp lực và căng thẳng sau một ngày làm việc mệt mỏi.
Người bệnh không nên tham gia các hoạt động thể thao rung lắc nhiều, xóc nảy cột sống như chạy bộ, đạp xe trên đường xóc, bởi các hoạt động này còn khiến các cơ căng nhiều hơn, xương khớp chịu tác động liên tục, khiến bệnh không những không giảm mà còn đau nhiều hơn.
Xem thêm: bị đau lưng khám ở đâu
Chạy bộ vốn là môn thể thao đơn giản, không cần mất nhiều tiền, chi phí để luyện tập, lại mang lại nhiều hiệu quả tích cực phù hợp với mọi đối tượng. Tuy nhiên với người bị đau mạn tính, người bị các bệnh về xương khớp, cột sống như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, gai cột sống, viêm xương khớp lại không phải như thế, thậm chí càng chạy bộ tình trạng đau càng diễn biến tồi tệ đi.
Một kết quả nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, đốt sống bị co lại vài milimet sau khi chạy một quãng đường 6km, số milimet tăng này còn tỉ lệ thuận với tốc độ chạy. Chúng ta cần biết rằng các đốt sống lưng được liên kết với nhau bởi các đĩa đệm, chức năng của các đĩa đệm này giống chiếc lò xo để giảm xóc, để các đốt sống không va chạm vào nhau, đồng thời giúp chúng ta xoay người, vận động dễ dàng.
Khi chạy bộ , đặc biệt với tốc độ nhanh, toàn bộ trọng lượng phần trên cơ thể dồn lên cột sống thắt lưng, làm các đốt sống dồn ép vào nhau, các đĩa đệm này bị lệch, hoặc bị trồi ra hẳn bên ngoài, gây tạo thành bệnh thoát vị đĩa đệm.
Khi chữa bệnh thì nhiệm vụ quan trọng cần được chú ý đó là tạo ra một điểm vững chắc dành cho cột sống, đồng thời cải thiện và củng cố dây chằng và cổ tại vùng thắt lưng. Khi mà những cơ này được rèn luyện thì đĩa đệm và cột sống sẽ giảm bớt gánh nặng. Khi đó cơn đau sẽ được khắc phục và không tái phát trở lại.
Hơn nữa, đi bộ còn là một cách đơn giản để chống loãng xương, tăng cường mật độ xương, kích thích quá trình tiết ra chất nhằm giảm đau, chống lại thoái hóa khớp,tăng cường thêm sự rắn chắc, dẻo dai cho gân cốt.
Trong thời gian đầu thực hiện đi bộ, người bệnh sẽ thấy đau nhức tăng lên tuy nhiên chỉ sau một thời gian ngắn tình trạng viêm phù được cải thiện, quá trình lưu thông máu được tăng cường nên đau nhức cũng sẽ thuyên giảm nhanh chóng hơn.
Với người đang mắc bệnh đau thắt lưng hoặc một số chứng bệnh khác liên quan tới cột sống như thoái hóa, thoát vị đĩa đệm thì cần phải lựa chọn những bài tập thể dục nhẹ nhàng. Đi bộ chính là sự lựa chọn hoàn hảo nhất giúp tình trạng bệnh thuyên giảm
Ngoài đi bộ ra, yoga và bơi lội cũng là 2 bài tập rất tốt cho người bệnh.
Luyện tập yoga giúp giãn các cơ, tạo sự mềm dẻo, linh hoạt cho xương khớp của người tập. Nếu là người mới bắt đầu tập hãy làm theo sự hướng dẫn của giáo viên, để thực hiện đúng tư thế, tránh làm sai khiến cho tình trạng đau càng nghiêm trọng hơn.
Trong khi đó bơi lội lại kích thích tuần hoàn ở máu, giảm áp lực cho lưng nhờ lực nâng của nước nên rất được khuyến khích cho người bệnh.
Nguồn: indembassy.com.vn
Bác sĩ Hồng Yến tên đầy đủ là Nguyễn Thị Hồng Yến sinh ngày 18/6/1969 tại Văn Bình, Thường Tín, Hà Nội. Tốt nghiệp Khoa Y học cổ truyền – Đại học Y Hà Nội (Lớp P35 E3) năm 1993, nguyên là Giảng viên chính, bác sĩ YHCT tại Học viện Y dược học cổ truyền.