Thoái hóa đốt sống lưng l4 l5 là gì?

September 16, 2020 8:38 AM

Thoái hóa đốt sống lưng l4 l5 là một trong những tình trạng bệnh lý khá phổ biến. Bệnh thường phát triển do nhiều nguyên nhân khác nhau, nếu không được điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Bài viết hôm nay, bác sĩ Hồng Yến sẽ chia sẻ những kiến thức tổng quan về tình trạng bệnh này.

Hình ảnh thoái hóa đốt sống lưng l4 l5

Theo cấu tạo giải phẫu con người, cột sống gồm 33 đốt xương bao gồm: 7 đốt sống cổ từ C1 đến C7, 12 đốt sống ngực từ T1 đến T12 và đốt sống lưng gồm 5 đốt từ L1 đến L5. Bên cạnh đó, không thể bỏ qua 5 đốt sống cùng từ S1 đến S5 ở phần cuối cùng của cột sống.

Theo đó, thắt lưng là phần chịu tải trọng và giữ thăng bằng cho cơ thể nên là bộ phận dễ chịu tổn thương, thoái hóa nhất. Con người thường bị thoái hóa đầu tiên ở lưng rồi mới đến những vị trí đốt sống khác. Cụ thể hơn, phần đốt sống l4 l5 ở dưới thắt lưng là khu vực thoái hóa phổ biến nhất.

Triệu chứng thoái hóa cột sống lưng l4 l5 là tình trạng cột sống thắt lưng ở vị trí đốt sống l4 l5 bị tổn thương theo thời gian hoặc do những tác động bên ngoài. Khi đó, người bệnh thường xuyên phải đối mặt với những cơn đau đớn, khó chịu gây cản trở vận động. Đây là phần đốt sống quan trọng nhất nên khi gặp tổn thương, con người khó có thể vận động, xoay người theo hướng mình mong muốn.

Vị trí thoái hóa đốt sống lưng l4 l5

Cũng giống như những bệnh lý xương khớp thông thường, thoái hóa lưng l4 l5 hoàn toàn có thể điều trị nếu người bệnh chủ động phát hiện nguyên nhân và chữa kịp thời. Theo các bác sĩ, nguyên nhân gây thoái hóa đốt sống lưng l4 l5 xuất phát từ những yếu tố như sau:

  • Thoát vị đĩa đệm l4 l5: Khi đĩa đệm tại vị trí l4 l5 có bao xơ bị rách và nhân nhầy thoát ra ngoài sẽ chèn ép nên rễ thần kinh và xảy ra hiện tượng thoái hóa. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây ra thoái hóa ở đốt sống l4 l5 hoặc thoái hóa cột sống m47, người bệnh nên đề phòng.
  • Phình đĩa đệm l4 l5: Là hiện tượng đĩa đệm bị phồng lồi, sưng to gây chèn ép rễ thần kinh. Cũng giống như thoát vị đĩa đệm, hiện tượng này kéo dài dẫn đến thoái hóa cần phải đề phòng.
  • Lao động nặng: Khi con người thường xuyên phải mang vác vật nặng, làm việc quá sức trong thời gian dài sẽ làm đốt sống lực dễ chịu tổn thương, đau nhức kéo dài. Lâu dần gây ra thoái hóa, khó chữa.
  • Lười vận động: Những đối tượng lười vận động hoặc phải làm công việc ngồi lâu một chỗ như dân văn phòng, lái xe, thợ may… cũng phải đối mặt với nguy cơ mắc thoái hóa đốt sống lưng l4 l5. Khi đó, cột sống không được hoạt động thường xuyên nên dễ dàng bị thoái hóa. Đây là nguyên nhân mắc bệnh thường gặp ở những người trẻ tuổi.
  • Chấn thương: Trong hoạt động sống thường ngày của con người, khó tránh khỏi những tai nạn, chấn thương khi tham gia giao thông, chơi thể thao… Những tổn thương xương khớp không lành lại hoàn toàn hoặc được điều trị dứt điểm sẽ đẩy nhanh quá trình thoái hóa.
  • Hẹp cột sống: Ở những người tuổi cao, nguy cơ hẹp cột sống sẽ tăng cao và là nguyên nhân dẫn đến thoái hóa đốt sống lưng l4 l5. Nếu không thường xuyên tập luyện và có chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học thì nguy cơ mắc bệnh thoái hóa sẽ càng cao.
  • Thừa cân: Ở những người có thể trọng cơ thể quá tải sẽ khiến cột sống phải chịu áp lực nặng nề. Đặc biệt, vị trí đốt sống l4 l5 là nơi gánh chịu sức nặng nhiều nhất. Khi đó, đốt sống lưng càng dễ bị tổn thương và thoái hóa.
  • Sử dụng chất kích thích: Theo số liệu thống kê, những người thường xuyên sử dụng chất kích thích như thuốc lá, rượu bia, cà phê cột sống có nguy cơ thoái hóa cao hơn người bình thường. Nguyên nhân là bởi cột sống không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết do bị cản trở bởi những loại chất kích thích này.

Điểm đặc trưng của thoái hóa đốt sống lưng l4 l5

Nhìn chung, triệu chứng thoái hóa ở các đốt sống l4 l5 khá dễ dàng nhận biết. Người bệnh có thể căn cứ vào những dấu hiệu sau để xác định tình trạng thoái hóa của mình. Tuy nhiên, để biết chính xác nhất, mọi người nên đến các cơ sở y tế chuyên nghiệp để được xét nghiệm, chẩn đoán tình trạng bệnh:

  • Đau hông và đau dây thần kinh tọa: thoái hóa cột sống lưng l4 l5 sẽ gây ra những cơn đau tại vùng đĩa đệm bị thoát vị và thoái hóa. Khi đó, hai đốt sống l4 l5 sẽ cọ xát vào nhau và gây ra cơn đau thần kinh tọa. Tiếp theo, cơn đau sẽ lan dần xuống hông, mông, chân gây tê liệt tạm thời và hạn chế vận động.
  • Đau thắt lưng: Là triệu chứng đầu tiên của thoái hóa đốt sống lưng l4 l5 mà người bệnh có thể gặp phải. Trong trường hợp đốt sống l4 lệch về phía trước thì càng tạo điều kiện cho rễ thần kinh bị chèn ép gây đau nhức tại 2 bên thắt lưng. Cơn đau nhói dữ dội hoặc âm ỉ không báo trước, đau đặc biệt tại vùng thắt lưng dưới.
  • Hạn chế vận động: Chính bởi những cơn đau liên tục và dữ dội mà người bệnh sẽ gặp phải tình trạng hạn chế vận động. Chỉ cần người bệnh đi lại hoặc thực hiện những vận động nhẹ nhàng cũng khiến cơn đau càng trở nên dữ dội hơn. Lúc này, mọi người cần nghỉ ngơi để cơn đau thuyên giảm.

Cách chữa thoái hóa đốt sống lưng l4 l5

Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị thoái hóa đốt sống lưng l4 l5 để người bệnh có thể tham khảo. Tuy nhiên, phổ biến nhất và hiệu quả vượt trội có thể kể đến những biện pháp sau:

  • Sử dụng thuốc tây: Trên thị trường hiện nay có nhiều loại thuốc tây phù hợp với chứng thoái hóa cột sống lưng l4 l5 như: thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm, thuốc giãn cơ… Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cần tuân theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
  • Sử dụng thuốc nam: Bằng cách kết hợp một số loại thảo dược đặc trị, người bệnh có thể giảm bớt cơn đau, làm lành tổn thương nhanh chóng: lá lốt, ngải cứu…
  • Sử dụng đai lưng: Là phương pháp giúp nắn chỉnh, giảm bớt áp lực cho cột sống với người bệnh thoái hóa đốt sống lưng l4 l5.

Phương pháp chữa trị thoái hóa cột sống thắt lưng L4-L5 không dùng thuốc

Sử dụng thuốc giảm đau là lựa chọn phổ biến của rất nhiều bệnh nhân. Tuy nhiên, thuốc chỉ có thể làm dịu cơn đau trong thời gian ngắn, không thể phục hồi cấu trúc cột sống đã bị thoái hóa. Lạm dụng thuốc có thể dẫn đến hàng loạt tác dụng phụ nguy hiểm như suy tim, viêm loét dạ dày, tổn thương gan thận,…Vì vậy, làm sao để tiếp cận được với liệu trình chữa đau tận gốc và an toàn là mong mỏi của hầu hết các bệnh nhân xương khớp.

Xem thêm: Chữa thoái hóa cột sống bằng lá ngải cứu

Tham khảo: https://indembassy.com.vn/

Tác giả: Bác sĩ Hồng Yến

Bác sĩ Hồng Yến tên đầy đủ là Nguyễn Thị Hồng Yến sinh ngày 18/6/1969 tại Văn Bình, Thường Tín, Hà Nội. Tốt nghiệp Khoa Y học cổ truyền – Đại học Y Hà Nội (Lớp P35 E3) năm 1993, nguyên là Giảng viên chính, bác sĩ YHCT tại Học viện Y dược học cổ truyền.