Viêm loét dạ dày nên ăn gì?

August 31, 2020 4:59 PM

Viêm loét dạ dày nên ăn gì là một trong những câu hỏi được rất nhiều người bệnh quan tâm. Bài viết hôm nay, bác sĩ Hồng Yến sẽ giải đáp thắc mắc này và chia sẻ chi tiết những thực phẩm tốt cho người bệnh.

Viêm loét dạ dày nên ăn gì?

Viêm loét dạ dày xảy ra khi vi khuẩn HP xâm nhập vào dạ dày và lượng axit dạ dày bị dư thừa làm cho niêm mạc dạ dày bị tổn thương, lâu ngày gây viêm loét. Tùy vào vị trí tổn thương mà có tên gọi như viêm dạ dày tá tràng, viêm bờ cong nhỏ, loét dạ dày, viêm tâm vị… (Trích: https://indembassy.com.vn/viem-loet-da-day/)

  • Thực     phẩm chứa lợi khuẩn: Các thực phẩm như sữa chua, miso, kim chi, sauerkraut,     kombucha hay tempeh là những thực phẩm giàu lợi khuẩn (probiotic). Những     thực phẩm này tốt cho bệnh nhân loét dạ dày bởi lợi khuẩn hỗ trợ     đầy lùi Helicobacter pylori, giúp quá trình điều trị lành vết loét thuận     lợi hơn.
  • Thực     phẩm giàu chất xơ: Táo, lê, yến mạch, và các loại     thực phẩm giàu chất xơ tốt cho bệnh nhân loét dạ dày ở hai điểm.     Thứ nhất, chất xơ có thể làm giảm nồng độ acid trong dạ dày, khiến các     triệu chứng đau và chướng nhẹ đi. Thứ hai, các nghiên cứu đã cho thấy chế     độ ăn giàu chất xơ giúp hạn chế loét dạ dày.
  • Khoai     lang: Khoai lang giàu vitamin A, và có bằng chứng cho thấy     điều này giúp hỗ trợ làm lành vết loét dạ dày cũng như đóng vai trò     nhất định đối với việc phòng ngừa xuất hiện các vết loét. Các thực phẩm     giàu vitamin A khác gồm có rau chân vịt, cà rốt, dưa vàng và gan bò.
  • Ớt     chuông đỏ: Ớt chuông đỏ chứa rất nhiều vitamin C giúp bảo vệ dạ dày khỏi     các vết loét ở các khía cạnh khác nhau, vitamin C đóng vai trò quan trọng     trong quá trình liền vết thương. Những người thiếu vitamin C dễ xuất hiện     các vết loét hơn những người khác. Ngoài ớt chuông đỏ, nhiều loại thực     phẩm khác cũng giàu vitamin C, như các loại trái cây thuộc chi cam chanh,     dâu tây, kiwi, và cả bông cải xanh.

Xem thêm:

Những thực phẩm không tốt cho người bị loét dạ dày

  • Sữa     tươi: Trước khi các phương thức điều trị loét dạ dày hiện đại ra     đời, sữa đã từng được tin rằng có khả năng làm liền các vết loét dạ dày,     nhưng nó là một niềm tin sai lầm. Sữa không những không có khả năng làm     liền hay giảm nhẹ các vết loét, mà nó còn có thể khiến dạ dày tiết ra     nhiều acid hơn, làm cho tình trạng loét trở nên tệ hơn.
  • Rượu và     đồ uống có cồn: Nếu là người có nguy cơ cao bị loét dạ dày hoặc đã có vết     loét, tốt nhất là nên tránh rượu và đồ uống có cồn hoàn toàn, hoặc hạn chế     tối đa, bởi các nghiên cứu đã chứng minh chúng gây kích thích và thậm chí     gây tổn hại tới ống tiêu hóa, và khiến các vết loét trầm trọng hơn.
  • Các đồ     ăn giàu chất béo: Các đồ ăn giàu chất béo tốn nhiều thời gian để tiêu hóa     hơn, dẫn tới tình trạng đau và chướng bụng, và tình trạng càng tệ hơn ở     người bị loét dạ dày. Tốt nhất là hãy hạn chế tiêu thụ các đồ ăn     này.
  • Đồ ăn     cay: Trong một thời gian dài đồ ăn cay bị coi là thủ phạm gây loét dạ     dày, nhưng thực tế điều này là không đúng. Tuy nhiên ở một số người,     đồ ăn cay khiến các triệu chứng trở nên tệ hơn, do đó những người bị loét     dạ dày không nên sử dụng đồ ăn cay.
  • Trái     cây thuộc chi cam chanh: Các trái cây thuộc chi cam chanh có chứa các acid     tự nhiên, kích thích các vết loét. Tuy nhiên hiện nay không có bằng chứng     đủ thuyết phục cho vấn đề này. Dù vậy phản ứng của mỗi người trước mỗi     loại thực phẩm là khác nhau, do đó nếu sau khi sử dụng mà các triệu chứng     trở nên tệ hơn thì tốt nhất không nên dùng.
  • Chocolate:     Đây là một đồ ăn ngon và có nhiều ích lợi cho sức khỏe, tuy nhiên một số     người bị loét dạ dày cho biết sau khi ăn xong họ thấy khó chịu. Do     đó nếu sau khi ăn chocolate mà không cảm thấy thoải mái thì không nên tiếp     tục sử dụng.
  • Caffeine: Kết quả các nghiên cứu về     caffeine trên bệnh nhân loét dạ dày hiện nay đang có sự trái chiều, vì thế     chưa thể kết luận chính xác về vấn đề sử dụng caffeine (mà tiêu biểu là cà     phê) ở người loét dạ dày. Lời khuyên hạn chế tiêu thụ caffeine là khá phổ     biến, và để an toàn nhất, hãy nghe theo cho đến khi các vết loét lành hẳn.

Tham khảo chi tiết: https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/dinh-duong/nguoi-bi-loet-da-day-nen-gi-va-khong-nen-gi/

Tác giả: Bác sĩ Hồng Yến

Bác sĩ Hồng Yến tên đầy đủ là Nguyễn Thị Hồng Yến sinh ngày 18/6/1969 tại Văn Bình, Thường Tín, Hà Nội. Tốt nghiệp Khoa Y học cổ truyền – Đại học Y Hà Nội (Lớp P35 E3) năm 1993, nguyên là Giảng viên chính, bác sĩ YHCT tại Học viện Y dược học cổ truyền.