Ho khan dấu hiệu của bệnh gì? Bác sĩ Hồng Yến giải đáp

August 21, 2020 3:04 PM

Ho khan dấu hiệu của bệnh gì là câu hỏi mà nhiều người đang quan tâm hiện nay. Bài viết hôm nay, bác sĩ Hồng Yến sẽ chia sẻ những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh.

Ho khan dấu hiệu của bệnh gì?

Ho khan là trình trạng người bệnh xuất hiện cơn ho kéo dài lâu ngày không khỏi mà không tạo ra đờm hoặc các chất nhầy đi kèm. Tình trạng này thường đi kèm các triệu chứng cơ bản như: ho kéo dài liên tục, đau rát họng, cổ họng bị ngứa và kích thích khiến cho bạn ho mất kiểm soát, người bệnh bị mất tiếng, cổ họng bị sưng,… Cụ thể các triệu chứng thường gặp ở người bị ho khan như sau:

  • Người xuất hiện tình trạng ho     kéo dài nhiều lần trong ngày, làm xuất hiện tình trạng tiểu không tự chủ ở     phụ nữ; đặc biệt xuất hiện nhiều ở phụ nữ lớn tuổi, phụ nữ mang thai và     những người đã mang thai.
  • Các cơn ho nặng xuất hiện nhiều     khiến người bệnh mất đi kiểm soát, một số trường hợp còn đi kèm nôn, mửa.
  • Các triệu chứng như đau nhức     đầu xuất hiện kèm khi ho.
  • Người bệnh sẽ xuất hiện tình     trạng ngứa vùng cổ họng, đau rát họng, bị mất tiếng, cổ họng bị sưng và     gây ra mệt mỏi.
  • Người ho kéo dài dai dẳng khiến     cho giấc ngủ bị gián đoạn dẫn tới hiện tượng mệt mỏi, làm việc và học tập     không còn hiệu quả.
  • Nếu như ho kéo dài thường xuyên     sẽ gây ra tình trạng đau tức ngực, khó thở, mất ngủ thường xuyên và kén     ăn.

Xem thêm: Ho khan dùng thuốc gì?

Nguyên nhân gây ho khan

Điểm qua những nguyên nhân gây ra tình trạng ho liên tục kéo dài của bạn ngay sau đây:

Người mắc bệnh hen suyễn

Hen suyễn là một trong những tình trạng xuất hiện nhiều ở mọi lứa tuổi; bệnh làm đường thở bị thu hẹp do bị sưng lên. Ho do hen suyễn thường có đờm hoặc không có đờm, nhưng chủ yếu là ho không có đờm hoặc bã nhờn.

Người mắc bệnh này thường xuất hiện triệu chứng chính là ho khan kéo dài liên tục, không ngừng nghỉ. Và đi kèm một số biểu hiện khác như: thở khò khè, khó thở, mất ngủ về đêm và đau tức ở vùng ngực.

Những người bị trào ngược dịch dạ dày, thực quản

Tình trạng này xuất hiện do axit mãn tính gây ra và làm cho axit của dạ dày bị chảy ngược thường xuyên vào thực quản; từ đó tác động và kích thích phản xạ ho của người mắc phải.

Người bị trào ngược dạ dày, thực quản thường xuất hiện các tình trạng như: ngực đau, dịch trào ngược có bị chua, vùng sau cổ xuất hiện u cục, ho mãn tính kéo dài, viêm họng,giọng khàn và khó nuốt.

Người bị hội chứng chảy dịch mũi sau

Các hội chứng như chất nhầy ở mũi chảy xuống cổ họng do bị dị ứng do cảm lạnh hoặc xuất hiện theo mùa. Các chất nhầy này thường không giống như loại con người tiết ra khi khỏe mạnh, nó có dạng nước, dễ trôi và dễ bị chảy nhanh xuống cổ họng.

Khi dịch mũi này chảy xuống có thể khiến các dây thần kinh bị kích thích gây ra tình trạng ho khan. Triệu chứng cụ thể của hội chứng này như sau: xuất hiện u ở cổ họng, họng bị viêm, khó nuốt, ho khan về đêm, sổ mũi,…

Người bị nhiễm virus

Các virus gây cảm lạnh thông thường cũng là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng ho khan cho mọi độ tuổi. Khi nhiễm virus, đường thở của bạn sẽ bị kích thích và làm xuất hiện tình trạng ho khan do cảm làm. Hiện tượng ho có thể kéo dài trong khoảng thời gian lên đến 2 tháng.

Loại ho này được các chuyên gia đánh giá là khó điều trị và đòi hỏi người bệnh phải bỏ ra thời gian dài cũng như lòng kiên nhẫn mới có thể trị dứt điểm.

Người bị ho kéo dài dai dẳng do virus nên thường xuyên sử dụng viên ngậm và nước ấm để làm dịu cho cổ họng của mình.

Người bị bệnh ung thư phổi

Các cơn ho khan kéo dài liên tục trong thời gian dài có thể liên quan tới bệnh ung thư phổi. Nó đi kèm các triệu chứng khác như: thở rít, ho ra máu, nói bị mất tiếng, thở khò khè, khó thở, bị giảm cân đột ngột,…

Ngoài ra, người bị ho khan có thể do bị tác động bởi một số nguyên nhân sau:

  • Người hút thuốc hoặc thường     xuyên tiếp xúc với khói thuốc và bụi bẩn.
  • Những người bị viêm dị ứng bởi     phấn hoa, bụi hoặc lông thú.
  • Ho do bị viêm thanh quản
  • Người bị hoa gà
  • Khi ngủ hoặc ngái ngủ bị tắc     nghẽn ngưng thở.
  • Do các tác động từ thực phẩm,     hít phải dị vật (nguyên nhân này thường phổ biến ở trẻ em).
  • Người bị mắc các bệnh lý về     phổi
  • Tác dụng phụ từ một loại thuốc     làm xuất hiện ức chế ACE và gây ra hiện tượng ho khan.
  • Những người mắc bệnh như: Suy     tim, ung thư phổi, có máu đông trong phổi,…
  • Và một số nguyên nhân cơ bản     khác như: thường xuyên tiếp xúc với không khí lạnh khô hoặc không khí bị ô     nhiễm, làm các công việc liên quan đến giọng nói, nhiệt độ thời tiết thay     đổi đột ngột,…

Chẩn đoán ho khan bằng cách nào và khi nào nên cần thăm khám?

Để có thể đưa ra phác đồ  điều trị phù hợp nhất thì đầu tiên, các bác sĩ sẽ đưa ra một số câu hỏi khảo sát liên quan đến triệu chứng bệnh mà bệnh nhân đang gặp phải. Sau đó, họ sẽ thực hiện các xét nghiệm đối với người bệnh để chẩn đoán được mức độ cũng như nguyên nhân gây ra bệnh. Bao gồm các xét nghiệm cụ thể sau:

  • Đo phế dung cho người     bệnh: Người bệnh sẽ thở vào một thiết bị nhựa chuyên dụng     trong lĩnh vực y tế để bác sĩ điều trị kiểm tra chức năng cũng như chất     lượng làm việc của phổi.
  • Xét nghiệm hình ảnh: Chụp     X-quang hoặc CT để kiểm tra và phát hiện kịp thời các vấn đề ở ngực của     người bệnh.
  • Nội soi kiểm tra: Xét     nghiệm này sẽ giúp kiểm tra tình trạng của đường thở và xác định hiện     tượng trào ngược dạ dày có gây viêm hay không.

Nếu như xuất hiện tình trạng ho khan kéo dài thì bạn không nên chủ quan và cần chủ động thăm khám ngay nếu như xuất hiện các biểu hiện sau:

  • Ho kéo dài trên 5 ngày thì cần     tới ngay các cơ sở y tế để thăm khám và kiểm tra.
  • Sử dụng đúng theo toa thuốc mà     bác sỹ kê cho nhưng vẫn ho kéo dài trên 20 ngày.
  • Khi ho đi kèm các dấu hiệu thở     rít, ho ra máu, hơi thở yếu, đau tức ngực.

Nguồn: https://indembassy.com.vn/ho-khan/

Tác giả: Bác sĩ Hồng Yến

Bác sĩ Hồng Yến tên đầy đủ là Nguyễn Thị Hồng Yến sinh ngày 18/6/1969 tại Văn Bình, Thường Tín, Hà Nội. Tốt nghiệp Khoa Y học cổ truyền – Đại học Y Hà Nội (Lớp P35 E3) năm 1993, nguyên là Giảng viên chính, bác sĩ YHCT tại Học viện Y dược học cổ truyền.