Ho khan uống thuốc ho prospan có tốt không?

August 21, 2020 4:48 PM

Ho khan uống Prospan có tốt không? Đây là câu hỏi mà nhiều người bệnh quan tâm nhiều hiện nay. Bài viết hôm nay, bác sĩ Hồng Yến sẽ chia sẻ những kiến thức về thuốc Prospan và công dụng của nó.

Ho khan uống thuốc ho prospan có tốt không?

Prospan là tên của một loại thuốc dùng để trị ho, đây là sản phẩm của công ty dược Engelhard Arzneimittel, một trong những công ty điều chế và sản xuất thuốc hàng đầu của CHLB Đức.

Nguồn gốc của thuốc được xuất phát từ lá của cây thường xuân, một trong những loại dược liệu hiệu quả trong việc chữa trị ho. Và thực ra thì loại dược liệu này đã được người châu Âu phát hiện và biết đến công dụng của chúng từ những năm rất lâu về trước rồi.

Trong thành phần của lá thường xuân có một hoạt chất được đặt tên là α – hederin, hoạt chất với công dụng làm giãn cơ phế quản, hạn chế và làm giảm đờm, giảm đi độ nhớt của dịch đờm. Qua nhiều năm nghiên cứu tỉ mỉ, nay công ty dược phẩm Engelhard Arzneimittel đã dựa trên hoạt chất của cây thườngxuân mà điều chế thành dạng thuốc với tên gọi prospan. Hơn nữa, hoạt chất này của lá thường xuân có độ an toàn khá cao và phù hợp cho cơ thể người.

Vì vậy, về cơ bản thuốc prospan có độ an toàn và hiệu quả trong việc chữa trị các bệnh đường hô hấp, mà cụ thể ở đây chính là trị ho cho người bệnh.

Bởi là thuốc được điều chế từ hoạt chất cây thường xuân nên thuốc không có đường, không có những thành phần của chất tạo màu hoặc tạo mùi,không có cả kháng sinh cũng như không có mùi cồn như các loại thuốc khác.Prospan Đức có vị dịu nhẹ, nên rất dễ sử dụng.

Bên cạnh đó, prospan còn được thêm vào một số các tinh chất như: Dung dịch sorbitol, keo xanthan, kali sorbate, acid citric khan,…. cùng một số thành phần phụ khác. Tất cả những tinh chất này đều có công dụng chính là làm giảm đi triệu chứng ho cho người bệnh, làm thông thoáng đường hô hấp, giảm đờm và kháng viêm.

Điều này càng khiến cho độ hiệu quả của prospan trong việc điều trị ho tăng nhiều hơn nữa. Tuy nhiên, sự hiệu quả thực sự của một loại thuốc còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan bên ngoài, bao gồm: Cơ địa của mỗi người, bệnh lý kèm theo, cách sử dụng thuốc,….

Ngoài ra, thuốc ho prospan của Đức còn được điều chế ra nhiều dạng khác nhau, bao gồm: Dạng siro, dạng viên ngậm, dạng tinh chất và cả dạng đóng gói. Cho nên để đảm bảo được sự hiệu quả của thuốc, người bị ho nên tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị trước khi sử dụng thuốc. Và đặc biệt là hạn chế việc sử dụng thuốc kết hợp với những loại thuốc khác khi chưa có ý kiến chuyên môn của bác sĩ.

Xem thêm: ho khan ở người già

Thuốc ho prospan uống trước hay sau ăn?

Có thể nhiều người vẫn thường chủ quan mà cho rằng việc dùng thuốc trước hay sau bữa ăn, cách bữa ăn bao lâu hoàn toàn không có quá nhiều quan trọng. Nhưng thực tế không phải vậy, đây là một trong những yếu tố có thể ảnh hưởng đến chất lượng của thuốc và cũng là để tránh dẫn đến những tổn hại đến cơ quan khác.

Thông thường, nếu không tính các loại thuốc đặc thù, thì để bảo vệ hệ thống tiêu hóa cho cơ thể khi dùng thuốc, các bác sĩ vẫn khuyên bệnh nhân nên dùng thuốc sau khi ăn. Và cách bữa ăn ít nhất từ 20 đến 30 phút.

Điều này là để đảm bảo chất thuốc không bị trộn lẫn vào trong thức ăn làm giảm hiệu quả của thuốc.Thuốc prospan của Đức cũng vậy, thuốc được khuyến cáo nên uống sau bữa ăn vàcách bữa ăn ít nhất là 20 cho đến 30 phút.

Theo thông tin từ nhà sản xuất, người bị ho nên dùng thuốc sau bữa ăn, vì thời điểm này là thời gian thuốc hấp thụ tốt nhất và có hiệu quả nhất. Cũng như vấn đề là để tránh làm tổn hại đến dạ dày cho người sử dụng thuốc. Đặc biệt là trẻ nhỏ và những người có bệnh lý nặng về dạ dày.

Cũng theo nhà sản xuất khuyến cáo, nên tiếp tục dùng thuốc trong ít nhất là một tuần sau khi triệu chứng ho đã khỏi. Việc này có tác dụng phòng tránh cơn ho có thể tái phát sau đó.

Nguồn tham khảo: https://indembassy.com.vn/thuoc-ho-prospan/

Ngoài ra, các bạn cũng có thể tham khảo thêm một số loại thuốc trị ho ở blog: https://bacsihongyen.jweb.vn/thuoc-tri-ho-cua-nhat-tot-nhat-hien-nay.html

Tác giả: Bác sĩ Hồng Yến

Bác sĩ Hồng Yến tên đầy đủ là Nguyễn Thị Hồng Yến sinh ngày 18/6/1969 tại Văn Bình, Thường Tín, Hà Nội. Tốt nghiệp Khoa Y học cổ truyền – Đại học Y Hà Nội (Lớp P35 E3) năm 1993, nguyên là Giảng viên chính, bác sĩ YHCT tại Học viện Y dược học cổ truyền.