Chữa viêm loét dạ dày bằng bài thuốc dân gian

September 15, 2020 11:41 AM

Chữa viêm loét dạ dày bằng bài thuốc dân gian đang được nhiều người bệnh tin tưởng sử dụng. Vì bài thuốc sử dụng từ những nguyên liệu tự nhiên, không gây tác dụng phụ, dễ dàng thực hiện. Bài viết hôm nay, bác sĩ Hồng Yến sẽ chia sẻ những kiến thức về các bài thuốc dân gian.

Ưu – Nhược điểm chữa viêm loét dạ dày bằng bài thuốc dân gian

Bất kỳ một phương pháp điều trị nào cũng có ưu điểm và cũng như các hạn chế của nó trong quá trình điều trị và điều trị bệnh viêm loét dạ dày cũng vậy. Dưới đây là các ưu – nhược điểm điều trị bệnh bằng các bài thuốc dân gian.

Ưu điểm:

  • Các dược liệu điều trị bệnh viêm loét dạ dày rất dễ tìm, những dược liệu này có trong đời sống hàng ngày.
  • Chữa viêm loét dạ dày bằng các bài thuốc dân gian an toàn, lành tính, không gây ra các tác dụng phụ.
  • Tiết kiệm được thời gian và chi phí.
  • Các bài thuốc dân gian điều trị bệnh viêm loét dạ dày áp dụng cho mọi đối tượng.

Nhược điểm:

  • Các bài thuốc dân gian có tác dụng chậm nên người bệnh cần phải kiên trì để có kết quả.
  • Bệnh viêm loét dạ dày chỉ giảm chứ không khỏi hoàn toàn.
  • Nếu nhận biết không đúng bệnh mà cứ theo điều trị sẽ mất thời gian và công sức, tình trạng bệnh ngày càng nghiêm trọng hơn.

Bài thuốc dân gian chữa viêm loét dạ dày

Bạn đọc có thể áp dụng một số bài thuốc dân gian dưới đây để chữa viêm loét dạ dày.

Mật ong kết hợp với nghệ

Trong mật ong có các chất kháng viêm, khử khuẩn, tăng cường hệ miễn dịch. Được dùng nhiều trong các bài thuốc điều trị bệnh.

Trong nghệ có chất curcumin, đây là chất oxy hóa cao, có tác dụng kháng viêm và chống ung thư.

Kết hợp mật ong với nghệ giúp tăng cường khả năng kháng viêm, hỗ trợ tiêu hóa, giảm tình trạng đầy hơi, tăng cường các lợi khuẩn cho đường ruột. Giúp giảm viêm loét dạ dày hiệu quả.

Chuẩn bị:

  • 1 muỗng mật ong nguyên chất
  • 1 muỗng bột nghệ

Cách thực hiện:

  • Cho mật ong và bột nghệ vào ly, đổ nước ấm vào và khuấy đều. Mỗi ngày uống từ 2 đến 3 lần để giảm viêm loét dạ dày.

Bí đỏ

Bí đỏ giúp tăng cường miễn dịch, đẩy lùi các vi khuẩn, virus gây bệnh xâm nhập vào cơ thể.

Trong bí đỏ có chứa các vitamin giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa được tốt hơn.

Cách thực hiện:

  • Cách 1: Lấy 30gr hạt bí đỏ sao đến khi vàng thì làm thành bột và bỏ vào lọ bảo quản. Mỗi lần dùng lấy 1 muỗng bột bí đỏ pha với 1 ly nước ấm nhỏ. Uống mỗi ngày để bệnh được cải thiện.
  • Cách 2: Bí đỏ sau khi bỏ vỏ, cho vào máy xay  hoặc máy ép lấy nước uống mỗi ngày. Mỗi ngày uống từ 2 ly nước ép bí đỏ để giảm tình trạng viêm loét dạ dày.
  • Cách 3: Có thể nấu canh bí đỏ dùng mỗi ngày để hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày.

Nha đam

Nha đam hay Lô hội là dược liệu tốt trong điều trị chứng chướng bụng, đầy hơi. Nghiên cứu cho thấy dùng  nước ép nha đam sau mỗi bữa ăn sẽ giảm chứng đầy hơi.

Trong nha đam có chứa phytochemical, chất này có tính kháng viêm, chứa các kháng sinh và sát trùng. Thúc đẩy phát triển các lợi khuẩn cho đường ruột, và đẩy lùi các vi khuẩn có hại.

Cách thực hiện:

  • Nha đam bỏ sạch vỏ, đặc biệt lớp vỏ vàng gần gốc, lớp vỏ này gây kích ứng đường ruột.
  • Rửa sạch nha đam sau khi bỏ vỏ và cho vào máy xay lấy nước uống.
  • Uống nước ép nha đam mỗi ngày sau bữa ăn giúp giảm viêm loét dạ dày và các chứng đầy hơi.

Lá mơ

Lá mơ ngoài dùng làm món ăn thì còn là một dược liệu giúp điều trị viêm loét dạ dày hiệu quả. Lá mơ được nhiều người áp dụng điều trị viêm loét dạ dày và có hiệu quả. Trong lá mơ có các chất hỗ trợ điều trị các bệnh về đường tiêu hóa như giải độc, tẩy giun, kiết lỵ, viêm loét dạ dày.

Chuẩn bị: Lá mơ khoảng 30gr

Cách thực hiện: Lá mơ sau khi rửa sạch, để ráo thì giã nát, lọc lấy nước uống. Mỗi ngày duy trì uống 1 lần để giảm viêm loét dạ dày.

Bắp cải

Bắp cải thuộc tính hàn, có công dụng thanh nhiệt, bổ cho tỳ vị, tốt cho dạ dày.

Trong bắp cải có các vitamin, muối khoáng,…hỗ trợ chữa các bệnh về dạ dày như: Viêm loét dạ dày, viêm loét dạ dày…

Cách thức hiện:

  • Bắp cải sau khi ngâm nước muối, rửa sạch thì để ráo rồi mang chần với nước sôi.
  • Cho bắp cải đã trần qua nước sôi vào máy xay mịn ra.
  • Dùng vải lọc, lọc lấy nước và uống. Chia đều ra uống mỗi ngày, uống mỗi ngày để có hiệu quả.

Đậu rồng

Các chất trong đậu rồng có công dụng làm lành các vết bị loét, hỗ trợ bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày, ngăn tình trạng xuất huyết dạ dày.

Cách thực hiện:

  • Tách đậu rồng lấy hạt, rửa sạch hạt, phơi khô và xay thành bột và bỏ vào lọ bảo quản.
  • Mỗi lần dùng lấy 1 muỗng bột hạt đậu rồng và một muỗng mật ong pha với nước uống.
  • Uống đều đặn mỗi ngày trước khi ăn để giảm các triệu chứng viêm loét dạ dày.

Bạc hà

Bạc hà có rất nhiều công dụng trong đó có làm dịu cơ bụng, làm cải thiện chức năng của mật,…

Cách thực hiện:

  • Cho 1 ít lá bạc hà khô vào ly nước sôi và đậy kín đến 10 phút. Sau đó uống chậm chậm để giảm viêm loét dạ dày.
  • Ngoài ra, đối với lá bạc hà tươi, người bệnh có thể nhai cả lá để giảm viêm loét dạ dày, giảm buồn nôn,…

Mật ong và trứng gà

Ngoài kết hợp với nghệ, mật ong cũng có thể kết hợp với trứng gà tạo thành phương pháp chữa đau dạ dày rất tốt. So với các phương pháp khác thì phương pháp này được ít người biết đến hơn nhưng không có nghĩa là nó không mang lại hiệu quả cao trong việc chữa đau dạ dày tại nhà.

Cách thực hiện: Lấy trứng gà bỏ lòng trắng, đánh lòng đỏ trứng gà với 2 muỗng cà phê mật ong thật đều. Đem hỗn hợp này chưng cách thuỷ và mỗi ngày dùng một lần và buổi tối. Bài thuốc này sẽ giúp bạn đánh tan những cơn đau dạ dày một cách hiệu quả. Không chỉ vậy, bài thuốc này sẽ hạn chế được việc cơ thể bị nóng do dùng nhiều nghệ. Vì thế, nếu cơ thể bạn ở thể nhiệt, bạn có thể áp dụng cách này thay vì kết hợp nghệ với mật ong.

Hạt bưởi

Bài thuốc chữa bệnh dạ dày bằng hạt bưởi chắc hẳn còn xa lạ với nhiều người. Sở dĩ hạt bưởi cũng có thể chữa đau dạ dày hiệu quả là do chất nhầy tiết ra từ quanh vỏ hạt bưởi có chất pectin làm lành các vết loét ở dạ dày, sau đó tráng thêm một lớp màng bảo vệ cho vùng niêm mạc dạ dày.

Cách thực hiện: Bưởi bổ ra tách lấy hạt. Cho hạt bưởi tươi vào một cái ly nhỏ. Đổ nước nóng vào ly và khuấy đều cho đến khi lớp nhầy của hạt bưởi tiết ra ly nước. Đến khi nước trong ly đặc lại thì gạn ra và đổ nước mới vào ly, tiếp tục khuấy cho đến khi lấy được hết phần nhầy ở hạt bưởi. Uống phần nước chiết được này vào mỗi ngày để hỗ trợ điều trị bệnh đau dạ dày. Đây được coi là một trong những mẹo chữa bệnh đau dạ dày hiệu quả.

Mật ong và chuối xanh

Ngoài kết hợp với nghệ và trứng, mật ong còn có thể kết hợp với chuối xanh để điều trị đau dạ dày. Chuối xanh có khả năng làm lành niêm mạc của dạ dày, nó còn có khả năng ức chế sự tiết ra acid của dịch vị, giảm các chứng ợ nóng.

Cách thực hiện:

  • Chuối xanh bỏ vỏ, thái từng lát mỏng sau đó đem đi phơi khô
  • Sau đó mang chuối đi xay thành bột rồi bỏ vào lọ bảo quản
  • Mỗi ngày lấy một muỗng bột chuối xanh pha cùng với một muỗng mật ong nguyên chất cùng với một chút nước ấm để dùng

Kiên trì uống mỗi ngày trong 3 tháng, bệnh đau dạ dày của bạn chắc chắc sẽ thuyên giảm nhờ cách chữa đau dạ dày dân gian này.

Bài thuốc dân gian chữa đau dạ dày từ quả dừa

Hẳn nhiều người sẽ rất ngạc nhiên khi nghe đến tác dụng chữa đau dạ dày của quả dừa. Theo kinh nghiệm dân gian, nước dừa bổ sung nhiều chất lỏng, vitamin và khoáng chất giúp làm loãng nồng độ axit trong dạ dày, đồng thời ngăn ngừa mất nước và chất điện giải cho các trường hợp có biểu hiện tiêu chảy, nôn ói nhiều lần trong ngày.

Đặc biệt, thành phần axit lauric còn là một phương thuốc kháng khuẩn tự nhiên. Nó giúp chống lại tác nhân gây bệnh, giảm hiện tượng sưng viêm ở niêm mạc dạ dày và nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể. Chính vì vậy, người bị đau dạ dày được khuyến khích nên uống nước dừa thường xuyên thay thế cho một phần nước lọc trong ngày. Ngoài ra, dừa còn được kết hợp với nghệ để làm thuốc điều trị đau dạ dày nhằm mang đến hiệu quả tốt hơn.

– Chuẩn bị:

  • 1 quả dừa xiêm
  • 1 củ nghệ tươi

– Cách sử dụng:

  • Chặt một đầu quả dừa sao cho xuất hiện một lỗ thủng nhỏ, giữ nguyên nắp đem bỏ lên bếp đun khoảng 30 phút. Chia làm 3 lần dùng trước các bữa ăn sáng, trưa, tối 30 phút. Uống nước và lấy thìa nạo cả phần cơm dừa bên trong ăn.
  • Buổi tối cùng ngày, lấy 1 củ nghệ giã nát, vắt kỹ để lấy nước cốt bỏ vào chén, đậy lại. Thực hiện trước khi đi ngủ và để đến khoảng 4 giờ sáng dậy lấy nước nghệ uống. Sau đó dùng 1 cái gối kê ngang thắt lưng và tiếp tục đi ngủ.
  • Áp dụng bài thuốc dân gian này trong 3 ngày liên tục các triệu chứng bệnh sẽ thuyên giảm

Bài thuốc trị đau dạ dày từ hoa cúc

Hoa cúc là dược liệu được sử dụng phổ biến trong y học cổ truyền từ rất lâu đời. Dược liệu này có tính hàn, vị ngọt, đắng nhẹ giúp trị nóng trong, thanh lọc cơ thể, an thần, giảm stress, lợi tiêu hóa.

Bên cạnh đó, các thành phần hoạt chất adenin, cholin, vitamin A, B1 cùng nhiều loại axit amin được tìm thấy trong hoa cúc còn giúp thư giãn cơ trơn, giảm co thắt dạ dày, qua đó làm dịu đáng kể cơn đau thượng vị.

Hình thức sử dụng hoa cúc đơn giản nhất là hãm trà uống. Đều đặn sử dụng 2- 3 tách trà hoa cúc mỗi ngày không chỉ giúp khắc phục cơn đau dạ dày mà còn mang đến cho bạn một giấc ngủ ngon và sâu hơn.

– Chuẩn bị:

  • 5 bông hoa cúc tươi hoặc 2 thìa hoa cúc khô
  • 2 thìa mật ong

– Cách thực hiện:

  • Rửa sạch hoa cúc, để ráo nước rồi bỏ vào ấm
  • Đổ lượng nước sôi vừa đủ vào, đậy nắp lại cho kín
  • Để khoảng 15 phút sau vớt bỏ xác hoa
  • Thêm mật ong vào, dùng thìa khuấy tan hoàn toàn
  • Chờ cho trà nguội bớt gạn uống dần
  • Để ngủ ngon giấc hơn và ngăn ngừa cơn đau dạ dày xuất hiện vào ban đêm, bạn có thể uống một tách trà hoa cúc vào buổi tối trước khi đi ngủ khoảng 1 tiếng.

Bài thuốc dân gian chữa đau dạ dày từ cỏ nhọ nồi

Cỏ nhọ nồi là thảo dược có tác dụng cầm máu, tiêu độc, chống viêm nên có thể hữu ích cho các trường hợp bị đau dạ dày có biểu hiện xuất huyết, viêm loét ở niêm mạc. Một số nghiên cứu hiện đại cũng đã chỉ ra, cỏ nhọ nồi có đặc tính chống oxy hóa mạnh nhờ chứa các hoạt chất quý như tanin hay flavonozit. Những chất này giúp chống lại cơn đau dạ dày bằng cách làm suy yếu hoạt động của vi khuẩn gây bệnh, giảm viêm loét, giảm thiểu tổn thương ở niêm mạc dạ dày khi bị axit, vi khuẩn và các gốc tự do tấn công.

Cách 1: Dùng cỏ nhọ nồi độc vị

Bạn hái 1 nắm lá cỏ nhọ nồi, rửa cho sạch đất cát và cẩn thận khử khuẩn bằng cách ngâm vào nước muối pha loãng 15 – 20 phút. Vớt ra cho ráo nước, đem xay nhuyễn. Dùng rây lọc lấy nước cốt chia làm 2 phần đều nhau uống vào buổi sáng và buổi chiều.

Cách 2: Chữa đau dạ dày có xuất huyết

Dùng thang thuốc gồm 50g cây nhọ nồi phối hợp với 4 quả đại táo ( táo tàu), 25g tuyết như lai (bạch cập) và 15g cam thảo. Sắc thuốc với nửa lít nước canh cho đến khi cạn còn 200ml thì tắt bếp. Chia thuốc uống sau khi ăn trưa và tối 30 phút.

Bài thuốc chữa đau dạ dày bằng cây chè dây

Chè dây là cây thân leo mọc hoang, phát triển tập trung chủ yếu các các vùng núi cao phía Bắc nước ta. Cả thân và lá cây đều sử dụng được. Người dân thường thu hái các bộ phận này về nấu trà uống ở dạng tươi hoặc phơi khô tích trữ dùng dần.

Một số nghiên cứu khoa học được thực hiện trong thời gian gần đây cho thấy dịch chiết từ thân cây có tác dụng trung hòa axit dư thừa trong dịch vị dạ dày, ức chế vi khuẩn Hp và giúp se lành bề mặt vết loét ở niêm mạc ruột.

– Chuẩn bị:

  • Thân và lá cây chè dây tươi khoảng 10 – 15g

– Cách sử dụng:

  • Thân cây thái vát thành lát mỏng.
  • Bỏ vào ấm nấu chung với lá và 300ml nước trong 10 phút.
  • Lọc lấy nước uống ngày 2 lần trong khoảng 3 tuần liên tục để trị dứt điểm triệu chứng đau dạ dày.
  • Sau đó giảm liều xuống uống còn ngày 1 lần để duy trì được hiệu quả lâu dài.
  • Nếu không mua được dược liệu tươi, bạn có thể thay thế bằng dược liệu khô hoặc dùng cây chè dây dưới dạng trà túi lọc cũng khá tiện lợi.

Xem thêm: Chữa viêm loét dạ dày bằng thảo dược

Tác giả: Bác sĩ Hồng Yến

Bác sĩ Hồng Yến tên đầy đủ là Nguyễn Thị Hồng Yến sinh ngày 18/6/1969 tại Văn Bình, Thường Tín, Hà Nội. Tốt nghiệp Khoa Y học cổ truyền – Đại học Y Hà Nội (Lớp P35 E3) năm 1993, nguyên là Giảng viên chính, bác sĩ YHCT tại Học viện Y dược học cổ truyền.