Đau lưng có nên ăn măng không

August 27, 2020 3:44 PM

Đau lưng có nên ăn măng không là vấn đề đang được rất nhiều người bệnh quan tâm. Vì chế độ ăn có vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh. Bài viết hôm nay, bác sĩ Hồng Yến sẽ chia sẻ những kiến thức về vấn đề này.

Thành phần của măng gồm những gì?

Măng là nhóm thực phẩm giàu dinh dưỡng, có nhiều vi chất cho sức khỏe của chúng ta. Theo lương y Trần Hoàng Bảo trong 100 g măng gồm chứa các thành phần chính:

  • – Carbohydrate 5,7 g.
  • – Canxi 22 mg.
  • – Cellulose 1 g.
  • – Chất béo khoảng 0,1 g.
  • – Protein khoảng 41 g.
  • – Vitamin A.
  • – Vitamin D.
  • – Magie.
  • – Chất xơ.

Măng trong Đông Y có vị ngọt, tính hàn, giúp thanh nhiệt, lợi tiểu tiêu phù, tiêu đàm, cầm tiêu chảy. Bạn có thể dùng măng để chế biến thành nhiều món ăn giúp chữa bệnh rất tốt.

Xem thêm: đau lưng ăn kiêng gì

Vì sao đau lưng không nên ăn măng

Mặc dù măng có nhiều dinh dưỡng cho sức khỏe của bạn. Tuy nhiên ăn mang nhiều lại không tốt. BS. Đào Thị Yến Thủy (Trung tâm Dinh dưỡng TP HCM) khi sử dụng măng nhiều sẽ dễ bị ngộ độc.

Trong măng có chứa một lượng lớn cyanide. Đây là chất có thể chuyển hóa thành axitcyanhydric. Bên cạnh đó, trong măng cũng có axit oxalic. Dùng quá nhiều măng sẽ giúp cho việc hấp thu canxi bị ảnh hưởng bởi các loại axit này. Do đó, bác sĩ khuyên nên dùng măng vừa phải, tiết chế. Ngoài ra, một số nhóm bệnh nhân được khuyên không nên ăn nhiều măng như:

  • – Người bị loãng xương.
  • – Đang bị đau lưng.
  • – Người bị còi xương.
  • – Trẻ em.
  • – Người mắc bệnh gút (gout).
  • – Người bị viêm khớp.

Những người khác có thể bị ngộ độc khi dùng măng quá nhiều, có thể bị khó thở, tức ngực,nhức đầu, buồn nôn, nôn mửa, bủn rủn chân tay,…

Dùng măng đúng cách

Măng được khuyên sau khi mua về nên thái đôi theo chiều dọc, bỏ phần lá, rễ, thái măngthành từng miếng nhỏ. Ngâm nước muối khoảng 10 phút và luộc qua bằng nước sôi.Khi măng sôi cần mở nắp cho hơi bốc ra, bỏ hết nước để giảm vị chát và loại bỏcác loại axit dễ gây ngộ độc.

Nguồn: https://indembassy.com.vn/

Tác giả: Bác sĩ Hồng Yến

Bác sĩ Hồng Yến tên đầy đủ là Nguyễn Thị Hồng Yến sinh ngày 18/6/1969 tại Văn Bình, Thường Tín, Hà Nội. Tốt nghiệp Khoa Y học cổ truyền – Đại học Y Hà Nội (Lớp P35 E3) năm 1993, nguyên là Giảng viên chính, bác sĩ YHCT tại Học viện Y dược học cổ truyền.